Chủ Nhật, 25 tháng 5, 2014

Nhập học cho con ở tư bản

Sáng nay mới tư vấn cho 1 gái sắp đem con qua TS thiên di về thủ tục nhập học cho con, tiện kể cho mọi người thấy 2 thằng giặc nhà này đã bước vào môi trường giáo dục tư bản thế nào.

- Khi có chính xác ngày bay, mụ chồng mới tới trường gần nhà nhất thông báo cho nhà trường biết mình có 2 đứa con sắp qua sống ở TS. Thế là hết thủ tục nhập học. (Mụ đem theo 2 cái passport photo để nhà trường nhìn thấy ngày tháng năm sinh để xếp lớp, không có báo miệng cũng được)
-Vài ngày sau nhà trường gửi 1 mớ giấy tờ giới thiệu các cô chủ nhiệm của con, thời gian biểu và yêu cầu bố mẹ cho trẻ nhập học sau 2 ngày tới tư bản.
-Vài ngày sau nữa nhà trường gửi giấy thông báo về nhà, nói họ đã tìm thấy 1 cô giáo gốc Việt dạy tiếng Pháp và có mời cô kèm riêng cho 2 đứa trẻ cho tới khi chúng hòa nhập tốt, chi phí nhà trường chi trả (điều này gia đình hoàn toàn không dám yêu cầu).
-Theo lịch hẹn, bố mẹ dẫn con tới trường ngày đầu tiên đã có cô hiệu trưởng, cô phiên dịch và các cô giáo của con chờ sẵn. Mọi người đưa bố mẹ và các con đi thăm quan 1 vòng trường, trao đổi các nội dung chủ yếu khuyến khích trẻ tự tin trong môi trường mới.
-Các con vào học thẳng lớp cùng độ tuổi, tuy nhiên trong suốt mấy tháng đầu chúng học được gì không quan trọng, chủ yếu là chơi và nghe cô giảng cho quen. Mất 3-4 tháng đầu con lơ ngơ như bò đội nón, tuy nhiên không ai chê trách gì. Hàng tuần cô giáo người VIệt tới nhà dạy con các câu từ đơn giản nhất, mỗi ngày cô cho khoảng dăm bảy từ vựng về nhà cho con chép lại 1 lần (mẹ nói chép 3 lần cho quen nhưng cô gửi giấy cho mẹ nhắc không bắt con chép nhiều!).
-Sau 6 tháng con bắt đầu giao tiếp với bạn bè khá hơn, cô vẫn chưa hề áp lực bài vở. Con toàn chê bài toán quá dễ so với ở VN, còn các môn phức tạp hơn như sử, khoa học... thì khi làm bài thi cô cho đặc cách coi từ vựng.
-Sau 1 năm đầu con nói gần như trẻ bản xứ, kết quả các môn thi đều hạng ưu, được lên lớp thẳng, các cô họp lại và vẫn thống nhất con vẫn được cô giáo người Việt kèm thêm cho tới hết năm thứ hai (thật ra thời gian này các con không cần cô trợ giúp nhiều nữa, toàn mẹ tranh thủ nhờ cô kèm cho mẹ)

=> Cho nên, các bà mẹ muốn cho con thiên di không cần áp lực con nhiều nhé, lo cái thân già là đủ.
— với Thuan Nguyen.

Chủ Nhật, 4 tháng 5, 2014

Hội làng I- Fête du vin nouveau à Cressier 2014


Nói không nịnh, sau hơn 1 năm sống ở tư bản giãy chết thì thứ làm mình luôn xúc động tới ngẹt thở là những lễ hội dân gian của người Thụy Sỹ. Vì sao? Vì từ tiểu tiết tới đại tiết của nó chỉ nói lên tính văn hóa, lịch sử, sự trân trọng của hậu nhân đối với những giá trị lịch sử xa xưa... Dù những lễ hội này chủ yếu là nơi tụ tập dân chúng rảnh nhảm tập trung lại gặp gỡ vui vẻ là chính, nhưng nó không bao giờ bị biến tướng thành các thể loại thương mại hóa, lai căng, giả cầy và phản cảm.

Hãy thử nhìn ngắm một lễ hội của làng Cressier nhỏ xíu kế bên coi họ đã làm việc đó như thế nào!


Thứ Hai, 28 tháng 4, 2014

Italia du ký IV- Đấu trường La Mã Colosseum (vòng ngoài)


Đấu trường La Mã, hay còn gọi là Đại hý trường... là một trong những biểu trưng của Rome cũng như một biểu tượng về đế chế La Mã hùng hậu cổ đại.
Đây cũng là bối cảnh quan trọng trong cả đống những phim sử thi bom tấn kinh điển, tỷ dụ như Võ sĩ giác đấu với số phận của chàng Maximus Deximus Meridias kiêu hùng!
Và thật là thiếu sót nếu như tới Rome, mà không ghé thăm công trình 2000 năm tuổi này!


Italia du ký III- Nhà hàng, thức ăn

Ưu điểm của 1 đứa sống tại 1 nước đắt đỏ hàng đầu thế giới là đi đâu cũng thấy mọi thứ quá... rẻ. Nhất là khi nhà hàng, món ăn tại Rome đều quá ngon và phong cách phục vụ rất chuyên nghiệp. Đồ Á, đồ Tây... vô thiên lủng ở mọi cung đường, và giá cũng chỉ tương đương với các nhà hàng bình dân tại Sài Gòn.


 

Phần nài em tương hẳn tiếng tây luôn cho nó sang, ai muốn hiểu thì đọc phần tiếng Việt bên dưới hehe...

Thứ Hai, 14 tháng 4, 2014

Italia du ký II- Rome: Đường phố, shopping.



Phần trước nói không rõ nên có người thắc mắc, giờ phải giải thích lại chi phí chuyến đi này tương đương với 3 tháng nhà tui phải dành dụm ra từ 1 đầu tiền lương của chồng (nghĩa là mỗi tháng trừ chi phí sống còn các cái còn dư 1K, thì 3K là đủ cho chuyến đi), chứ không phải 3 tháng thu nhập. Đi chơi ở châu Âu nói cho nhanh không đắt đỏ thế, và không tới nỗi phải nghiến răng thế. Với cái mà người Thụy Sỹ coi là tiêu chuẩn Swiss life, 1 gia đình có mức thu nhập vét đĩa cũng có thể mỗi năm đôi lần đưa con cái đi nghỉ kiểu như này. Đó là nhu cầu sống tối thiểu. 




Có lần mụ chồng tui hỏi: Ở VN tại sao người ta phải lo dành dụm cả đời? Tại sao người ta phải lo xây dựng những căn nhà thật hoành tráng ngay cả khi người ta đã quá già? Tại sao người ta ít chịu hưởng thụ khi sức khỏe cho phép?
 Tui đã giải thích với mụ mủ rằng người ta làm mọi chuyện để lo cho đời con cháu. Nhưng cuối cùng mụ lại cắc cớ hỏi: Vậy chứ con cháu họ không tự lo được cho bản thân à?
Và cho tới giờ đó vẫn là một khác biệt văn hóa kỳ lạ đối với mụ...

Chủ Nhật, 13 tháng 4, 2014

italia du ký I- Chuẩn bị- giao thông



Chi phí cho 1 tuần nghỉ lễ ở Ý cho cả gia đình 4 con người tương đương với ba tháng ròng dành dụm từ một đầu lương của mụ chồng. Nhưng cuối cùng mụ vợ- đứa nổi tiếng ăn sắt ỉa ra đinh trong nhà- cũng phải thừa nhận rằng chuyến đi đã xứng đáng tới từng đồng xu lẻ.
Sẽ lần lượt bốt từng phần trải nghiệm chia sẻ với bạn bè.


Thứ Ba, 11 tháng 2, 2014

La Step (station d'epuration)- hệ thống xử lý nước thải

Hôm nai tôi khó ngủ, tôi bốt hầu các cô 1 số hình ảnh của cái La Step (station d'epuration)- tức hệ thống xử lý nước thải có ở mọi khu vực dân cư Thụy chó.

Như đã có lần nói, bọn Thụy bảo vệ môi trường cách khốc liệt như lừa các cô khư khư bảo vệ cái chiền thống tự hào tông dật. Tôi chưa bao giờ nghe có ý kiến than phiền Thụy quê tôi rác rưởi bẩn thỉu hoặc dân Thụy vô ý thức như tại một số nước kia trên thiên đàng aha. Những di dân như tôi buộc phải học về bảo vệ môi trường cả tháng ròng, bọn trẻ trong trường tiểu học cũng rứa.