Thứ Hai, 14 tháng 4, 2014

Italia du ký II- Rome: Đường phố, shopping.



Phần trước nói không rõ nên có người thắc mắc, giờ phải giải thích lại chi phí chuyến đi này tương đương với 3 tháng nhà tui phải dành dụm ra từ 1 đầu tiền lương của chồng (nghĩa là mỗi tháng trừ chi phí sống còn các cái còn dư 1K, thì 3K là đủ cho chuyến đi), chứ không phải 3 tháng thu nhập. Đi chơi ở châu Âu nói cho nhanh không đắt đỏ thế, và không tới nỗi phải nghiến răng thế. Với cái mà người Thụy Sỹ coi là tiêu chuẩn Swiss life, 1 gia đình có mức thu nhập vét đĩa cũng có thể mỗi năm đôi lần đưa con cái đi nghỉ kiểu như này. Đó là nhu cầu sống tối thiểu. 




Có lần mụ chồng tui hỏi: Ở VN tại sao người ta phải lo dành dụm cả đời? Tại sao người ta phải lo xây dựng những căn nhà thật hoành tráng ngay cả khi người ta đã quá già? Tại sao người ta ít chịu hưởng thụ khi sức khỏe cho phép?
 Tui đã giải thích với mụ mủ rằng người ta làm mọi chuyện để lo cho đời con cháu. Nhưng cuối cùng mụ lại cắc cớ hỏi: Vậy chứ con cháu họ không tự lo được cho bản thân à?
Và cho tới giờ đó vẫn là một khác biệt văn hóa kỳ lạ đối với mụ...

Tui đã cảm ơn mụ chồng mỗi ngày vì đã cho 3 mẹ con cơ hội được đặt chân tới Thụy Sỹ, được enjoy cuộc sống và có cơ hội khám phá thế giới nhiều hơn dù chúng tôi là những người đang sống theo tiêu chuẩn nghèo của tư bản. Nhưng, hạnh phúc lớn nhất với cá nhân tui là không còn thường trực nỗi lo con cái thất học vì bố mẹ không có tiền, đảng chính phủ Thụy Sỹ không cho phép điều đó xảy ra. Không phải chạy trường chạy lớp, hay lo lắng con cái bị phân biệt đối xử vì phong bao của bố mẹ quá mỏng...Cũng không phải cặm cụi lo lắng dành dụm để sau này con cái không khổ. Hành trang cho con, quan trọng hơn cả là tạo môi trường cho các con hiểu biết nhiều hơn về thế giới xung quanh và các kỹ năng tự lập. Và sau này, chúng sẽ phải tự làm chủ đời mình...


Chúng tôi lao động, sống, và hưởng thụ. Mỗi chuyến đi thế này lại giúp tôi có thêm động cơ hòa nhập cuộc sống mới tốt hơn, nhanh hơn, kích thích tui ủ miu bòn rút tiền tư bản để phụ với chồng nhằm có thêm chi phí... hưởng thụ tiếp. Đời chúng tôi thật đẹp!

Và tôi luôn cố gắng ghi lại những trải nghiệm của mình cho bạn bè, chẳng để vô ích đâu!


 3.Đường phố, shopping .

Là thành phố lớn thứ ba tại châu Âu với dân số 4 triệu, Rome có diện tích lên tới 1 285 km² cùng với lịch sử phát triển lâu đời và phức tạp.
Tham khảo tại đai: http://fr.wikipedia.org/wiki/Rome



Như đã giới thiệu từ phần trước, đường xá ở Rome khá rộng rãi và trong suốt 4 ngày lưu trú, chưa bao giờ thấy cảnh kẹt xe. Có lẽ cũng nhờ hệ thống giao thông công cộng tiện dụng (cho dù nhiều lúc người chen người như nêm trên metro hay bus…).

Là một thành phố cổ, không khó khăn gì để nhìn thấy dấu tích của những công trình thế kỷ, thậm chí ngàn năm rải rải rác trên các con phố chính tại Rome. Những công trình mà chỉ ngắm trên xe bus thôi, đã thấy ngơ ngẩn. Không lạ, khi vô số phim kinh điển lại chọn nơi này làm bối cảnh.

Những cảnh sát Ý trên phố cổ, họ có rất nhiều đồng phục khác nhau.



Phố nhỏ, ngõ nhỏ...



Những tượng đài đá thế nài nhìn thấy ở mọi nơi

Bức tượng đức giáo hoàng Paul II được khoét từ một thân cây khổng lồ





Những viên đá nhẫn nại in dấu hàng triệu triệu du khách từ vài trăm năm nay



Những công trình dăm bảy trăm năm tuổi ở khắp mọi nẻo đường





Những vỉa hè sực nức mùi hoa cam

 


Italia là đất nước quá đỗi nổi tiếng với hàng loạt thương hiệu thời trang tinh tế, đẳng cấp và sang trọng. Bởi vậy du khách tới nơi này, hiếm ai không tranh thủ mua sắm vài món đồ thời trang chính hãng. Thế nhưng, không phải ở những tuyến đường lớn nườm nượp người xe mới tập trung những cửa hàng thời trang hàng hiệu mà chúng lại nằm ở những ngõ hẻm nhỏ xíu dành cho khách bộ hành.
















Shoping hàng hiệu với giá hàng hiệu thì tập trung ở các con phố cổ nhỏ


Và hàng fake vỉa hè toàn brand xa hoa...

Tạm thế đã, hồi sau tớ kể tiếp về nhà hàng, và... Vatican!

1 nhận xét: